Lhasa là thủ đô của Tây Tạng, nằm dưới chân núi Gephel. Là trung tâm văn hóa chính trị và tôn giáo của Tây Tạng. Và là nơi ở truyền thống của các vị Đạt-lai Lạt-ma. Lhasa có khoảng 500.000 dân cư, cao hơn mặt biển 3650 mét và tổng diện tích là 30.000km2. Lhasa có nhiều thắng cảnh lịch sử, bao gồm cung Potala, chùa Triết Bạng (Drepung), Sắc La (Sera), Đại Chiêu (Jokhang), và La Bố Lâm Ca (Norbulingka). Ở Lhasa còn bảo tồn được một lễ hội truyền thống Shotun từ thế kỷ thứ 7. Đó là một lễ hội lớn nhất ở Tây Tạng. Phố Lhasa có ba con đường tròn để tín đồ đi kinh hành quanh chùa Jokhang (Đại Chiêu tự). Đường thứ nhất là Nangkor, bao quanh điện thờ Phật Thích Ca, đường vòng ở giữa là đường Barkhor có nhiều khu phố cổ. Đường vòng ngoài cùng là đường Lingkor, bao quanh toàn bộ thành phố.
Shigatse còn được đặt tên là Xigatse, có nghĩa là vùng đất màu mỡ. Nó nằm ở vùng đồng bằng tại ngã ba sông Yarlong Tsangpo và Nyangchu. Shigatse có tầm quan trọng lớn đối với khu vực Tây Tạng. Thành phố có lịch sử hơn 600 năm và chính thành phố linh thiêng cổ xưa này là trụ sở truyền thống của Panchen Lama, một trong những nhà lãnh đạo tinh thần ở Tây Tạng. Thành phố cũng là trung tâm văn hóa, kinh tế và chính trị của Tây Tạng.
Núi Kailash được coi là “vũ trụ tâm linh” của cả bốn nền tôn giáo gồm Phật giáo, Hindu, Jains và Bon. Theo tín ngưỡng cổ đại, ngọn núi Tây Tạng thần bí này tượng trưng cho trục trái đất hay chiếc thang dẫn lên trời.
Theo truyền thuyết Phật giáo đây là nơi có thể tìm thấy thành phố của các vị Thần, là một thánh địa lưu giữ kho tàng tri thức huyền bí của cổ nhân, hay còn được gọi là núi Tu Di. Truyền rằng đức Phật và 500 vị A-la-hán đã bay từ Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) đến núi Kailash. Sau đó, Đức Phật ngồi trên tảng đá ở phía trước ngọn núi Kailash và giảng dạy giáo lý cho các vị thần Naga đang cư ngụ tại hồ nước thiêng Manasarovar và hồ quỷ Lanka.
Núi Kailash cũng là thành Thiên Đế của người Xômachi, những người tu tập giác ngộ tự biến mình thành đá. Vùng linh địa này được bao quanh bởi bốn quả núi của bốn vị Phật và Kim Cang trong Ngũ Trí Như Lai, các hang động của Tổ sư Milarepa, đạo tràng của Tổ sư Liên Hoa Sanh và hang động của Bồ tát Quan Âm.
1. Khi đi thăm vòng quanh chùa, miếu mạo, các di chỉ Phật Giáo, các di chỉ Tôn giáo ở Tây Tạng bạn nên lưu ý luôn đi theo chiều kim đồng hồ.
Không được phép sờ vào tượng Phật, kinh sách hoặc chụp ảnh bên trong các tu viện.
Tuyệt đối không hút thuốc lá, không được đứng trên ngưỡng cửa của chùa chiền, tu viện, nhà cửa hay lều bạt. Không sờ đầu bất kỳ ai. Khi vào quán ăn của người Tạng không được hỏi xem ngoài thịt cừu có thịt ngựa, thịt chó hay thịt dê hay không?
2. Các món ăn thông thường của người Tây Tạng nhìn chung là khó ăn, rau quả rất hiếm, loại thịt phổ thông nhất ở xứ này là thịt cừu và thịt bò (thường là hấp hoặc ướp muối).
Hai món truyền thống là bánh Tsampa và trà bơ cũng khá khó nuốt do có quá nhiều sữa và mỡ trâu. Hiện nay ở Tây Tạng đã có rất nhiều nhà hàng bán đồ Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ, và đồ Tây.
Tuy vậy tốt nhất khi đi bạn nên mang theo bánh lương khô, mỳ gói, ruốc khô để đề phòng trường hợp bạn không thể ăn uống được gì. Nên mang theo cả các loại vitamin tổng hợp.
3. Việc đặc biệt chú ý khi đến Tây Tạng là mang theo quần áo như thế nào ?
Nên mang theo nhiều loại dày mỏng khác nhau để mặc sao cho phù hợp với sự chênh lệch nhiệt độ.
Bạn nhất thiết phải có một bộ áo quần thật dày, nên mang theo đồ len, tất (cũng phải loại thật dày).
Phụ nữ tuyệt đối không nên mang váy.
4.Vì khí hậu ở Tây Tạng tương đối lạnh và không khí thì loãng nên muốn có một chuyến đi mỹ mãn thì bạn phải chuẩn bị sức khỏe và tinh thần trước.Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và tập hít thở.Đặc biệt nếu các bạn bị huyết áp thấp hay mắc bệnh về tim mạch thì có lẽ lời khuyên cho các bạn là không nên đi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
5. Hành lý đặc biệt:
– Túi vải len thô loại lớn và chắc chắn (cần phải là loại chống được sự tấn công của động vật).
– Ba lô đeo hàng ngày để đựng máy quay phim, nước uống, áo mưa và các dụng cụ cần thiết khác.
– Thiết bị cắm trại: Túi ngủ 25 độ F ~ (-30C). Hãy mang theo túi loại nặng hơn nếu bạn thích ngủ lạnh (túi 0 độ cho du lịch trên 4000m hoặc giữa tháng Mười tới giữa tháng Tư ở các vùng núi).
– Giầy leo núi loại nhẹ, có ma sát và chống nước. Giầy đi cắm trại, sandal thể thao, giầy chơi quần vợt.
– Bít tất loại chất sợi tổng hợp và có lớp đệm khí tổng hợp để leo núi.
– Áo khoác dài bằng sợi tổng hợp xốp nhẹ hoặc áo lông, áo len. Áo và quần mưa thoáng khí được khuyến cáo mang theo. Quần mưa sẽ phải là loại có khóa kéo ra kéo vào dễ dàng qua ủng.
– Quần áo cách điện. Mũ len hoặc bằng sợi tổng hợp. Găng tay bằng len/sợi tổng hợp trọng lượng trung bình hoặc găng tay hở ngón, găng tay nhẹ hoặc găng tay có lợp lót tháo ra được.
– Quần áo cho hoạt động:
+ Áo dài tay. Quần leo núi thoải mái. Áo phông ngắn tay bằng sợi tổng hợp, chất bấc. Quần sooc bằng nylon loại nhanh khô để bơi hoặc tắm. Bộ đồ lót bằng sợi tổng hợp. Mũ lưỡi trai với phần lưỡi trai chống nắng.
– Các phụ kiện cần thiết:
+ 01 tới 02 chai nước. Đèn đội đầu hoặc đèn pin, pin/bóng đèn dự phòng. Pin chịu được nhiệt độ thấp để sử dụng cho máy quay phim. Bộ túi y tế sơ cấp cứu cá nhân loại nhỏ. 2-3 túi hành lý làm bằng nhựa loại lớn để có thể sử dụng được khi trời mưa. Kính râm (loại kính 100%UV để thích hợp với việc du lịch ở độ cao trên 4500m).
+ Kem chống nắng có chỉ số SPF15 hoặc cao hơn.
+ Giấy vệ sinh, bàn chải, kem đánh răng và khăn mặt nhỏ (phù hợp để lau khô mặt và cơ thể khi cần thiết), khăn tắm nhỏ (khoảng 1-2 chiếc mỗi ngày, ba lô cá nhân không cần phải là loại dễ khô như túi tổng hợp),… sản phẩm vệ sinh phụ nữ sẽ không được cung cấp nên Quý khách phải tự mang theo.
– Tùy chọn:
+ Gậy leo núi (loại thể xếp lại được là tốt nhất). Máy quay phim và phim. Ống nhòm nhỏ. Dao bỏ túi. Bình đựng nước uống có iot.
+ Thuốc chống côn trùng (bình xịt sử dụng tốt là loại bắt buộc đối với những người đi du lịch).
+ Gel chống vi khuẩn. Một vài túi niloong kéo khóa lớn để đựng riêng đồ ướt và đồ khô.
+ Tài liệu đọc và viết.
+ Khăn rằn (nhiều con đường đi rất bụi bẩn, đặc biệt là những tuyến đường quan trọng Tây Tạng, Mustang, Dolpa … Quần áo đi dạo trong thành phố. Cần mang theo những loại quần áo nhẹ và dễ dàng giặt để mặc khi đi dạo. Loại giày đi tạo cảm giác thoải mái (giày đi cắm trại).
– Ngoài những dụng cụ trên:
+ Mũ trùm kít đầu và cổ bằng len hoặc lông (có thể thay thế hoặc bổ sung thêm ngoài mũ lưỡi trai làm bằng sợi tổng hợp liệt kê ở trên).
+ Găng tay nặng bằng sợi tổng hợp/len hoặc găng tay hở ngón và vải chống thấm trùm qua găng tay xỏ ngón (thay thế cho găng tay loại vừa liệt kê trên) và hai bộ găng tay nhẹ bằng sợi tổng hợp (bao gồm loại găng tay nhẹ được liệt kê trong danh sách những dụng cụ du lịch trên).
6.Không được chụp ảnh cảnh sát,đồn cảnh sát hay quân đội ….hoặc nơi để bảng cấm chụp hình.Nếu không bạn sẽ có nguy cơ bị xóa sạch hình và ghê hơn là sẽ có thể bị tịch thu máy chụp hình.
Đến Tây Tạng nên ăn gì?
Sáng 9h30: Quý khách có mặt tại điểm hẹn trong thành phố. Xe và hướng dẫn viên đón quý khách khởi hành đi sân bay quốc tế Nội Bài làm thủ tục bay đi Thành Đô
VN552 HAN CTX 1235 1615
16h15: Tới sân bay Thành Đô Quý khách làm thủ tục nhập cảnh, nhận lại hành lý. Xe đón đoàn về nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi
Tối: Ăn tối, nghỉ đêm khách sạn 4* tại Thành Đô
5h30: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn. Sau đó xe đón quý khách ra ra sân bay Thành Đô làm thủ tục bay đi Tây Tạng. Chuyến bay
MU5473 CTU-LXA/0830-1045
10h45: Tới Lhasa, xe và hướng dẫn viên chào đoàn về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi để thích hợp với khí hậu vùng cao nguyên (đây là điều vô cùng quan trọng vì nếu không để thời gian thích nghi khách sẽ gặp phải các hiện tượng thường có như đau đầu, chóng mặt buồn nôn do thiếu oxy…) và cùng nhau tham dự buổi giao lưu hội ngộ do công ty du lịch sắp xếp. Được nghe giới thiệu tổng quan chương trình để quý vị có được một cảm quan tổng thể về lịch sử, tôn giáo, con người Tây Tạng – đây như một món quà tặng quý khách nhân ngày đầu đến Tây Tạng.
Tối: Quý khách ăn tối tại nhà hàng, Nghỉ đêm khách sạn 4* tại Lhasa
Sáng: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn. Sau đó quý khách tham quan Cung Điện Potala
Đoàn tiếp tục tham quan Chùa Đại Chiêu (Jokhang)
Đoàn tự do mua sắm tại chợ Bát Giác cho đến khi ăn tối, nghỉ đêm khách sạn 4* tại Lhasa.
Sáng: Sau bữa sáng, đoàn di chuyển tham quan Thánh hồ Yamdrok.
Băng xuyên Kharila là cảnh điểm trên đường đi, là một trong ba băng xuyên lớn nhất ở Tây Tạng.
Chiều: Quý khách tham quan Chùa Bạch Cư (Palchoe Temple, tháp Vạn Phật). Được xây dựng vào đầu thế kỉ 15, ngôi chùa là tự viện có tới 3 hệ phái Phật giáo Tây Tạng là Sakyapa, Kadampa, Gelugpa cùng tu hành. Nơi đây vẫn thường xuyên diễn ra các hoạt động tu tập, niệm kinh.
Đoàn ăn tối, nghỉ đêm khách sạn 4* tại Shigatse.
Sáng: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn, Xe và hướng dẫn đón quý khách di chuyển về Saga.
Tới Saga quý khách nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi, Ăn tối
Tối: Nghỉ đêm khách sạn tại Saga
Sáng: Sau bữa sáng, đoàn khởi hành đi Darchin.
Trên đường đi đoàn sẽ dừng chân tham quan thánh hồ còn lại trong ba thánh hồ nổi tiếng tại Tây Tạng – Thánh hồ Manasarovar. Đây là hồ nước ngọt cao nhất trên thế giới, nằm dưới chân núi Kailash ở Tây Tạng. Đồng thời hồ thiêng Manasarovar là nơi hành hương cho các tín đồ Phật giáo và Hindu giáo. Theo truyền thuyết của đạo Hindu, thần sáng tạo Brahma tạo ra hồ Manasarovar làm nơi thích hợp cho các nghi lễ tôn giáo.
Tối: Đoàn ăn tối, nghỉ ngơi tại khách sạn ở Darchin.
Sáng: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn. Sau bữa sáng, đoàn bắt đầu khám phá Kailash.
Tối: Đoàn ăn tối và nghỉ ngơi tại Dirapuk.
Sáng: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn. Sau đó đoàn tiếp tục đi Kora chặng hai quanh Kailash: di chuyển tới Zultrulpuk . Đoàn nghỉ ngơi tại Dirapuk.
Sáng: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn. Sau bữa sáng, đoàn hoàn thành chặng Kora cuối cùng và quay về Darchin ăn trưa.
Chiều, hướng dẫn và xe đưa đoàn về Saga.
Về tới Saga, đoàn nhận phòng khách sạn, ăn tối, nghỉ ngơi.
Sáng: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn. Sau khi ăn sáng đoàn lên xe trở về Shigatse.
Đoàn ăn tối và nghỉ đêm tại đây.
Sáng: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn
Sau bữa sáng, đoàn đến chiêm bái thánh tích – Chùa Tashilunpo.
Sau bữa trưa, đoàn trải nghiệm ngồi Tàu Shi – La – con tàu đặc biệt nối liền Shigaste và Lhasa, nằm ở độ cao 3600 đến 4000m so với mực nước biển. Trên đường về Lhasa, đoàn ngắm nhìn dòng sông Yarlung, là đường giao thông đường thủy lớn nhất của cao nguyên Thanh Tạng.
Đoàn ăn tối, nghỉ đêm tại Lhasa.
Sáng: Quý khách dùng bữa sáng tại khách sạn. Sau đó xe đưa quý khách ra sân bay Lhasa làm thủ tục bay về Thành Đô.
3U8658 LXA-CTU/0930-1135
Quý khách dùng bữa trưa tại Thành Đô, Sau đó làm thủ tục bay về Hà Nội. Chuyến bay
VN553 CTU-HAN/1715-1835
18h35: Tới sân bay Nội Bài. Quý khách làm thủ tục nhập cảnh. Nhận lại hành lý. Xe đón quý khách về điểm đón ban đầu. Kết thúc hành trình tour. Hẹn gặp lại quý khách trong các hành trình sau
Map
GIÁ TOUR: 74.900.000 VNĐ/ KHÁCH
(Áp dụng đoàn 15 khách người lớn trở lên)
GIÁ TOUR BAO GỒM
GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM
Điều kiện đăng ký tour:
Các điều kiện huỷ tour:
Lưu ý:
Ngày: 22/03/2024
Ngày: 06/04/2024
Ngày: 25/04/2024
Ngày: 28/04/2024
Ngày: 25/05/2024
Ngày: 30/05/2024
Ngày: 08/06/2024
Ngày: 11/06/2024
Ngày: 22/06/2024
Ngày: 06/07/2024
Ngày: 11/07/2024
Ngày: 25/07/2024
Ngày: 08/08/2024
Ngày: 31/08/2024
Ngày: 28/09/2024
Ngày: 09/10/2024
Ngày: 25/10/2024
Ngày: 01/11/2024
HÀ NỘI