– Đi cáp treo: Hệ thống cáp treo ở Yên Tử là một trong những cáp treo hiện đại nhất Việt Nam với chiều dài 1.2 km ở độ cao 450 m. Đi cáp treo cũng là trải nghiệm rất thú vị để du khách được ngắm trọn vẹn danh thắng Yên Tử trên cao. Thời gian cho cuộc hành trình mất khoảng 4 tiếng.
– Chùa Trình/ đền Trình: nơi ghé vào trước khi lên Yên Tử.
– Suối Giải Oan, chùa Giải Oan: Nơi đây có cây cầu dài 10m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ cổ kính. Đây là nơi vua Trần Nhân Tông cho xây dựng để giải oan cho những cung tần, mỹ nữ đã vì mình mà chết. Vì quá yêu vua, muốn lên núi cầu xin vua trở lại triều đình không được, các bà đằm mình xuống suối tự vẫn.
Trước sân chùa sum suê từng khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn, xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
– Chùa Giải Oan, còn gọi là chùa Hạ, một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử (chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng). Chùa Giải Oan là ngôi chùa đầu tiên trong hành trình chinh phục Yên Tử, có cấu trúc hình chữ “đinh”, bao gồm 5 gian và hậu cung.
– Chùa Hoa Yên: Hay gọi là chùa Cả, chùa Phù Vân. Nằm ở độ cao 543m, với nhiều hàng cây tùng cổ xưa, được trồng từ lúc vua Nhân Tông lên tu hành Yên Tử.
– Chùa một mái: Ngôi chùa này có kiến trúc gồm ba gian, tương ứng với ba bàn thờ, gồm bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo, bàn thờ hậu phía trong cùng thấp hơn hai ban ngoài. Ở đây lưu giữ huyền thoại về ” dòng sữa” và “đụn gạo”.
– Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn.
– Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sỹ.
– Chùa Đồng: Tọa lạc trên độ cao 1.068m, được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Ngày nay chùa đã được trùng tu và tôn tạo nhiều. Chùa đã được đúc bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6m, chiều rộng 3,6m, cao 3,35m và nặng hơn 70 tấn. Nơi đây như một đài sen thờ đức phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.
– Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: nơi để tu học của các nhà sư và cư sĩ. Giống như trường đại học, đây không phải nơi thờ cúng nhưng bạn có thể ghé vào tham quan trước khi leo núi.
– Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lị của vua Trần Nhân Tông, phần còn lại được thờ ở khu đền Trần tại Nam Định.
– An Kỳ Sinh và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: bức tượng của một vị tu sĩ hóa đá và bức tượng Phật Hoàng bằng đồng rất lớn.
– Nên đi giày mềm, giày phù hợp cho việc đi bộ leo núi.
– Quần áo thì tùy vào mùa. Nhưng tốt nhất là nên mang theo 1 hoặc 2 áo dự phòng, vì leo núi ra nhiều mồ hôi, nếu đi vào mùa lạnh thì cần thay áo, vì mặc áo ướt lại cảm lạnh. Mùa Lạnh thì vẫn phải mang áo ấm mặc ngoài, khi lạnh thì cởi ra mang theo, lúc đi cáp treo lạnh lại mặc vào.
– Nếu đi vào dịp lễ Hội nên mua vé Cáp treo 2 chiều luôn nếu có dự định đi cáp lượt về. Vì mùa Hội du khách đông, sẽ phải đợi mua vé cáp lượt về rất lâu.
– Nên leo núi trước rồi xuống vãn cảnh chùa sau. Nên vãn cảnh chùa lúc lượt về đi xuống, sẽ thư thả và thoải mái, lúc đi lên mệt chả có thời gian mà ngắm nghía.
– Không nên mua linh tinh dọc đường, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, thuốc v.v.v đều có bảo kê, mua bán hay bị bịp bợm và gian lận.
– Cảnh giác bị móc túi: Những chỗ đông người như khu vực đợi cáp treo, chùa Đồng, phải cảnh giác ví tiền và đồ dùng cá nhân. Rất nhiều vụ móc ví đã xẩy ra.
– Đừng vứt rác bừa bãi: Lưu ý giữ vệ sinh chung, dọc đường có nhiều thùng rác, bạn nên bỏ rác đúng nơi qui định, hoặc nhét vào balo để mang xuống chân núi bỏ vào thùng.
– Nghỉ giữa đoạn: đừng cố gắng leo leo leo mà không nghỉ, nên dừng lại khi thấy mệt, hít thở thật sâu, uống một chút nước rồi hãy đi tiếp. Thời gian và đoạn đường còn dài
– Đến rừng tùng, đừng dẵm lên gốc cây: lên đến giữa núi bạn sẽ đi qua một đoạn đường tùng quý tuổi thọ 900 – 1000 năm tuổi, gốc rễ của những cây tùng này ăn lên cả mặt đất. Đừng dẵm lên nó, mỗi năm có đến hàng triệu lượt người, chỉ cần mỗi người dẫm lên 1 lần thì tuổi thọ của những cây tùng này giảm rất nhiều.
– Cẩn thận đoạn lên chùa đồng: đoạn đường cuối này không có bậc thang, bạn nên cẩn thận vào những ngày trời mưa các tảng đá dễ trơn trượt.
Giới Thiệu Về Đền Cửa Ông
Ở Quảng Ninh ngoài Hạ Long,Bãi Cháy,Yên Tử thì còn một địa điểm tham quan khác không thể không nhắc tới đó chính là đền Cửa Ông.Đền Cửa Ông có tên trùng với địa phận ở đây đó là phường Cửa Ông thuộc thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh. Đây là đền thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng cùng nhiều nhân vật nổi tiếng thời nhà Trần và sau khi ông mất nhân dân ở đây đã lập đền thờ ông. Đền Cửa Ông trước đây là một cái miếu thờ Hoàng Cần-1 vị tướng có công với triều đình.
Đền Cửa Ông tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra vịnh Bái Tử Long, có phong cảnh tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố du lịch Hạ Long hơn 40km về phía Đông Bắc. Nơi đây trở thành di tích thắng cảnh, nơi ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa xưa và hiện nay đền Cửa Ông trở thành điểm du lịch ấn tượng, thu hút du khách ghé thăm trong lịch trình du lịch Hà Nội đi Hạ Long.
Thăm Gì Ở Đền Cửa Ông?
Đến với khu di tích đền Cửa Ông, du khách sẽ được tham quan 3 khu vực chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, được phân bố ở ba vị trí khác nhau theo chiều lên cao dần. Đền Hạ nằm ở phía dưới thờ Mẫu; khu đền Thượng gồm đền chính thờ Trần Quốc Tảng, lăng Trần Quốc Tảng, đền Quan Châu, đền Quan Chánh… Đây là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông còn lại đến ngày nay. Hiện nay, đền Cửa Ông còn lưu giữ 34 pho tượng lớn nhỏ đã được các nghệ nhân chạm trổ công phu, với tư thế ngồi trong ngai, khám, long đình rất cân đối, mang giá trị nghệ thuật cao…
05h00: Xe ô tô và hướng dẫn viên của Du Lịch Vietworld Tourist đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Yên Tử. Trên đường dừng nghỉ tại Sao Đỏ ( Chí Linh – Hải Dương)
08h25: Đến quần thể Yên Tử, quý khách đi cáp treo lên chùa Hoa Yên – điểm đầu tiên trong quần thể Trúc Lâm Yên Tử, dâng hương cầu tài lộc và sức khỏe cho gia đình và người thân.
11h00: Ăn trưa tại nhà hàng với nhiều món ăn dân dã mang hương vị của núi rừng Đông Bắc Việt Nam
12h00: Quý khách hành hương lên Chùa Đồng, nằm trên độ cao 1.068 m của đỉnh Vân Tượng. Trên đường quý khách thắp hương tại Tượng An Kỳ Sinh
15h00: Quý khách quay trở về chùa Hoa Yên, trên đường thăm quan và thắp hương Chùa Bảo Sái và Chùa Một Mái
Sau đó khởi hành về Cửa Ông, nhận phòng nghỉ ngơi. Quý khách nghỉ đêm tại Cửa Ông.
06h30: Quý khách ăn sáng, Sau đó Quý khách tham quan Đền Cửa Ông, dâng hương lễ tại đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, tự do vãn cảnh Đền Cửa Ông. Sau đó Quý khách làm thủ tục trả phòng về Hạ Long. Quý khách khởi hành đi bến tàu Bãi Cháy thăm Vịnh. Du thuyền thăm Vịnh Hạ Long- kỳ quan của thế giới, du khách dừng thuyền để lên thăm động Thiên Cung tức là “Cung điện của trời” và hang Đầu Gỗ (hay còn gọi là hang Dấu Gỗ), là nơi gắn liền với câu chuyện lịch sử chống quân Nguyên – Mông năm 1288 của vua Trần Hưng Đạo. Sau đó hành trình trên du thuyền đi giữa Hạ Long với hàng ngàn đảo đá sừng sững du khách sẽ có cảm giác như đi vào thế giới động vật trải qua triệu năm hoá đá. đó là: đảo Rồng, hòn Gà Chọi, hòn Cóc… Sau hành trình thăm vịnh 4 giờ đồng hồ,
16h00: Xe đón Quý khách rời Hạ Long về Hà Nội, dừng chân ở nhà hàng Hải Dương, thưởng thức đặc sản Hải Dương bánh đậu xanh, bánh gai, vải khô… Xe đưa quý khách về Hà Nội lúc
17h30: Kết thúc chuyến du lịch. HDV chia tay đoàn, hẹn gặp lại quý khách vào ngày gần nhất
BÁO GIÁ TRỌN GÓI: 1.230.000 VNĐ/KHÁCH
(Áp dụng cho đoàn 25 khách trở lên)
GIÁ TOUR BAO GỒM:
GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM:
GHI CHÚ:
Ngày: 22/03/2024
Ngày: 06/04/2024
Ngày: 25/04/2024
Ngày: 28/04/2024
Ngày: 25/05/2024
Ngày: 30/05/2024
Ngày: 08/06/2024
Ngày: 11/06/2024
Ngày: 22/06/2024
Ngày: 06/07/2024
Ngày: 11/07/2024
Ngày: 25/07/2024
Ngày: 08/08/2024
Ngày: 31/08/2024
Ngày: 28/09/2024
Ngày: 09/10/2024
Ngày: 25/10/2024
Ngày: 01/11/2024
HÀ NỘI